Tổng quan về huyện Hớn Quản - Trang thông tin điện tử Huyện ủy Hớn Quản
18:03 ICT Thứ sáu, 20/09/2024
Huyện hớn quản 10 năm xây dựng phát triển và hội nhập; SĐT: 0271 3632255; Email: huhonquan@gmail.com

Tổng quan về huyện Hớn Quản

Thứ ba - 04/07/2017 07:48
Tổng quan về huyện Hớn Quản

Tổng quan về huyện Hớn Quản

Huyện Hớn Quản được tái lập theo Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 11/8/2009 của Chính phủ trên cơ sở chia tách và đổi tên một phần diện tích từ huyện Bình Long (cũ).
Đảng bộ huyện Hớn Quản được thành lập theo Quyết định số 1089-QĐ/TU của Tỉnh ủy và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/11/2009. Tính đến quý I/2017; Đảng bộ huyện có 56 chi, đảng bộ trực thuộc và 218 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, với tổng số hơn 2.077 đảng viên.
Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên
Hớn Quản là huyện thuộc tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp huyện Bù Gia Mập và huyện Đồng Phú, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp huyện Chơn Thành, phía Bắc giáp huyện Lộc Ninh và thị xã Bình Long.
Huyện có tổng diện tích tự nhiên 66,412.61ha, với địa hình không có núi cao, chỉ có một số ngọn đồi thấp thoải dần từ hướng Bắc đến hướng Nam, mang tính chất địa hình đồi gò của vùng trung du. Đất chủ yếu là đất đỏ bazan thích hợp đối với nhiều loại cây trồng đặc biệt là các loại cây công nghiệp có giá trị cao như: cao su, điều, hồ tiêu, cà phê,… Bên cạnh đó, có nguồn khoáng sản dồi dào như: đá vôi, đất sét, đá - cát xây dựng, đặc biệt là đá vôi với trữ lượng lớn là nguồn nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất ximăng.
Khí hậu nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ổn định, một năm chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa khí hậu nóng ẩm khởi đầu từ giữa tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 11 Dương lịch; mùa khô khí hậu có phần mát mẻ hơn, bắt đầu từ tháng 12 cho đến cuối tháng 4 năm sau. Mỗi năm bình quân có trên 100 ngày mưa, nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 8, lượng mưa bình quân khoảng 2.300 mm.
Hai con sông lớn của miền Đông Nam Bộ chảy qua huyện là sông Sài Gòn ở phía Tây chiều dài khoảng 50 km, sông Bé ở phía Đông chiều dài khoảng 60 km và một số dòng suối chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam như suối Xa Cát, suối Xà Ních, suối Hốt,…đã góp phần tích cực vào việc điều tiết khí hậu và tạo nguồn nước dồi dào phục vụ sinh hoạt và trồng trọt.
Đơn vị hành chính, dân số (tính đến 31/12/2016)
Stt Đơn vị hành chính cấp xã Diện tích (ha) Dân số Số đơn vị hành chính
(ấp, sóc)
Năm thành lập
1 Xã Tân Khai 4.275,44 13.289 07 ấp 1901
2 Xã An Khương 4.607,31 7.267 08 ấp 1945
3 Xã Thanh Bình 1.149,73 4.318 05 ấp 1956
4 Xã Đồng Nơ 4.716,97 5.747 06 ấp 1976
5 Xã Thanh An 6.225,62 10.845 13 ấp 1976
6 Xã Phước An 4.466,87 9.511 17 ấp 1977
7 Xã Tân Quan 2.864,67 5.377 09 ấp 1982
8 Xã An Phú 4.125,43 4.353 05 ấp 1998
9 Xã Tân Lợi 4.587,60 8.937 10 ấp 1998
10 Xã Tân Hưng 9.631,09 12.705 09 ấp 1998
11 Xã Tân Hiệp 7.171,96 7.662 08 ấp 2005
12 Xã Minh Đức 5.273,72 5.277 07 ấp 2007
13 Xã Minh Tâm 7.316,20 4.974 07 ấp 2007
  Tổng 66.412,61 100.262 111  
 
Dân tộc (số liệu năm 2015)
 
Stt Dân tộc Dân số (người) Tỷ lệ (%)
1 Kinh 78.569 78,81
2 S’tiêng 18.949 19,01
3 Khmer 339 0,35
4 Hoa 486 0,49
5 Tày 553 0,55
6 Các dân tộc khác 779 0,79
Tổng  99.675 người
 
 
 
Tôn giáo (số liệu năm 2016)
Stt Tôn giáo Số lượng tín đồ
1 Tin Lành 12.560
2 Công giáo 6.247
3 Phật Giáo 3.445
4 Đạo Cao đài 400
5 Hồi giáo 50
6 Phật giáo Hòa hảo 20
Tổng 06 tôn giáo 22.722

Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 47


Hôm nayHôm nay : 24167

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 471881

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 34904201

Liên kết website

....